Đăng lúc: Chủ nhật - 25/12/2016 12:28 - Người đăng bài viết: Nguyen Huy

Liên danh CIENCO1-Trung Chính- Hồng Hà trúng thầu hợp đồng xây lắp cầu Hoàng Văn Thụ ( Hải Phòng) với giá trị 2285 tỷ

Ngày 20/12/2016 tại thành phố Hải Phòng đã diễn ra lễ ký hợp đồng xây lắp  cầu Hoàng Văn Thụ  giữa Ban Quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị thành phố Hải Phòng  và liên danh nhà thầu CIENCO1-Trung Chính- Hồng Hà
Phối cảnh dự án cầu Hoàng Văn Thụ

Phối cảnh dự án cầu Hoàng Văn Thụ

Với mục tiêu xây dựng khu trung tâm hành chính - chính trị thành phố Hải Phòng trở thành đại đô thị năng động và thịnh vượng bậc nhất phía Bắc Việt Nam với kết cấu giao thông, cấp, thoát nước, cấp năng lượng, chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cây xanh, xử lý nước thải, chất thải rắn…đồng bộ, hiện đại. Dự án xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đồng chí Giám đốc BQLDA phát biểu ý kiến giao nhiệm vụ cho liên danh nhà thầu CIENCO1-Trung Chính- Hồng Hà
 
Cùng với đầu tư hạ tầng khu trung tâm chính trị - hành chính Bắc sông Cấm là xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ, hệ thống đê, kè sông Cấm, hệ thống giao thông chính và hạ tầng kỹ thuật phục vụ toàn bộ khu vực Bắc sông Cấm, với quy mô 1.445,51ha, triển khai thực hiện trong 5 năm (2016-2020). Về quy mô đầu tư, cầu Hoàng Văn Thụ được triển khai xây dựng vào tháng 01-2017. Theo ý tưởng quy hoạch, cầu Hoàng Văn Thụ nối trục Bắc - Nam thành phố (phía Nam sông Cấm) với trục chính phía Bắc sông Cấm, nối đến đường vành đai 2 và kéo dài đến thị trấn Núi Đèo, kết nối quốc lộ 10 đi Quảng Ninh. Công trình mang nét kiến trúc chuyển tiếp giữa hai khu vực phía Nam là trung tâm thành phố cũ và phía Bắc là Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.  phương án thiết kế cầu Hoàng Văn Thụ được xây dựng dựa trên nguyên tắc hài hòa cảnh quan khu vực và các công trình lân cận; mang nét kiến trúc chuyển tiếp giữa hai khu vực phía nam và phía bắc của Hải Phòng, bảo đảm khu vực bảo tồn và phát huy giá trị khu đô thị hiện đại; công trình còn mang tính biểu tượng, trở thành điểm nhấn trên dòng sông Cấm. 

Ông Đinh Văn Thanh Tổng giám đốc CIENCO1 thay mặt liên danh nhà thầu phát biểu cam kết thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án
 
Kiến trúc cầu Hoàng Văn Thụ theo hình dáng “Cánh chim biển”, cầu vòm chạy giữa sơ đồ nhịp 45m+200m+45m, cầu dài 1.570,5m; rộng 33,5m, gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn thô sơ và 2 lề đi bộ. Đây là dạng cầu đẹp bởi hình dáng cầu uốn lượn,  tạo nét hài hòa cảnh quan khu vực. So với các dạng cầu vòm khác thì cầu vòm chạy giữa sẽ có khả năng áp dụng nhịp lớn do tỷ lệ hợp lý giữa kiến trúc phần trên và kiến trúc phần dưới, do đó không vi phạm các điều kiện hạn chế về vùng khống chế bay cũng như tĩnh không thông thuyền.  
 
Đáng chú ý, đường dẫn của cầu Hoàng Văn Thụ được thiết kế 2 nhánh hình tròn đối xứng, bán kính 65m, một phần của mỗi nhánh xếp chồng lên nhau. Tổng diện tích GPMB đường dẫn hơn 41.300m2. Nhánh lên và xuống cầu Hoàng Văn Thụ đều tiếp cận với đường quy hoạch ven sông Cấm. Hai nhánh lên và xuống bố trí đối xứng nhau qua cầu chính cho phép tổ chức 4 làn xe chạy 2 chiều, kết nối với đường quy hoạch ven sông Cấm.

Ký hợp đồng xây lắp cầu Hoàng Văn Thụ

 
Đây là dự án có quy mô lớn, kết cấu phức tạp do đó với uy tín và thương hiệu của những nhà thầu mạnh trong ngành giao thông vận tải danh nhà thầu CIENCO1-Trung Chính- Hồng Hà đã được lựa chọn là nhà thầu thi công dự án. Thời gian hoàn thành dự án 24 tháng tính từ thời điểm bàn giao mặt bằng
Giá trúng thầu: 2.285.971.998.000 đồng, trong đó Tổng công ty XDCTGT1 - Công ty CP (Leader): 1.098.635.120.000 đồng (48%); Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính: 931.597.462.000 đồng (40.8%); Công ty TNHH thiết bị và xây dựng Hồng Hà: 255.739.416.000 đồng (11,2%).

Thông tin dự án:

- Cầu Hoàng Văn Thụ vượt qua sông Cấm tại xã Tân Dương thuộc huyện Thủy Nguyên và phường Minh Khai thuộc quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng.
- Điểm đầu tại Km1+600,0 trên đường trục giao thông chính Bắc – Nam của dự án;
- Điểm cuối: Cầu chính kết thúc tại Km2+571,2. Hai nhánh cầu dẫn phía Nam kết thúc tại lý trình Km0+660,5 (đối với nhánh phải), Km0+670,5 (đối với nhánh trái). Lý trình các nhánh cầu phía Nam Km0+00 trùng với Km2+500.0 của cầu chính;
- Tổng chiều dài công trình L = 1.560,5m (theo nhánh phải cầu dẫn phía Nam), L = 1.570,5m (theo nhánh trái cầu dẫn phía Nam), trong đó chiều dài cầu Lc = 1273,4m, đường dẫn hai đầu cầu Lđ = 287,1 m (theo nhánh phải) và Lđ = 297,1 m (theo nhánh trái).
- Nút giao phía Bắc, chiều dài nhánh 01 là L01 = 367,6m, trong đó chiều dài cầu thuộc nhánh 01 là Lc1 = 245,55m; chiều dài cầu nhánh 02 là Lc2 = 280,55m; đường dẫn hai đầu cầu Lđ = 122,0m (nhánh 01) và Lđ = 87,0m (nhánh 02).
- Nhánh 3, nhánh 4 (dưới thấp) nút giao phía Bắc: Nối tiếp với đường song hành tại Km0+026.99, điểm cuối nối tiếp với đường đê bắc sông Cấm tại Km0+171.60. Chiều dài tuyến 144.61m mỗi nhánh.
- Đường song hành hai bên cầu phía Bắc: Điểm đầu Km1+600, điểm cuối Km1+954.60. Chiều dài tuyến 354.60m.
c) Thông số kỹ thuật chủ yếu:
- Tải trọng thiết kế: HL93.
- Bộ hành: 3.0KN/m2.
- Tần suất thiết kế: P=1%.
- Khổ thông thuyền: BxH = 125x25m.
- Cấp động đất: gia tốc nền Ag = 0,129 (theo TCVN 9386:2012).
- Lực va xe vào trụ: 1800KN.
- Lực va tàu: tính toán với tàu tự hành 5000 DWT.
- Vận tốc gió cơ bản: 59m/s (vùng áp lực gió IV).
- Độ ẩm trung bình năm: 85%.
- Khoảng thay đổi nhiệt độ: +50C ~ +470C (đối với bê tông), +10C ~ +550C (đối với thép).
- Các tải trọng khác tuân thủ Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05.
2.2.1. Quy mô xây dựng phần cầu chính:
a) Kết cấu phần trên
- Cầu chính được thiết kế theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị (QCVN 07-4: 2016), tốc độ thiết kế 80km/h.
- Cầu chính: Mặt cắt ngang có bề rộng B=33,5m,chi tiết như sau:
- Cầu chính được thiết kế dạng cầu vòm chạy giữa gồm 3 nhịp trong đó hai nhịp biên là kết cấu vòm bê tông cốt thép, vòm chính là kết cấu vòm ống thép nhồi bê tông, có đặc điểm sau:
- Sơ đồ nhịp: ( 45+200+45)m, tổng chiều dài cầu: L=290m.
- Đường cong vòm chính và vòm biên sử dụng đường cong dạng dây
trong đó vòm chính có đường tên h=50m, khoảng cách từ đỉnh tim vòm đến mặt trên lớp phủ mặt cầu: 27m, khoảng cách từ mặt trên lớp phủ mặt cầu đến chân vòm: 23m; đường tên vòm biên h=17m.
- Kết cấu vòm chính: Gồm 2 sườn vòm ống thép nhồi bê tông liên kết với nhau bởi hệ khung ngang phía trên và dầm ngang đầu cầu. Mặt cắt ngang mỗi sườn vòm gồm 4 ống thép kích thước D850xT(mm), chiều dày T=14,16,18,20,22 tùy theo từng vị trí ống vòm. Khoảng cách ống theo phương ngang: 1150mm, khoảng cách ống theo phương đứng: 2750mm.
- Liên kết các ống theo phương ngang bằng bản táp chạy liên tục phía trên và phía dưới mỗi ống. Liên kết theo phương đứng bằng các ống thép đứng và ống thép xiên đường kính D350mm, dày 10mm, bước 2500mm.
- Toàn bộ phần lõi rỗng khi hoàn thiện sẽ được chèn kín bê tông.
- Vòm biên gồm 2 sườn vòm kết cấu BTCT, kích thước mặt cắt ngang sườn vòm (Cao x rộng) = 4x2m, phần đầu nhịp được mở rộng ra từ 2m lên 3m để bố trí cáp giằng;
- Hệ dầm mặt cầu: gồm dầm dọc chủ, dầm dọc phụ, dầm ngang trung gian, dầm ngang liên kết vòm chính và dầm ngang đầu cầu. Tổng bề rộng mặt cắt ngang cầu chính B=33,5m, phần lề đi bộ được bố trí chạy hai bên sườn vòm.
- Dầm dọc chủ, dầm dọc phụ, dầm ngang trung gian có kết cấu dạng dầm “I” liên hợp bản BTCT.
- Dầm ngang đầu vòm kết cấu BTCT kích thước (cao x rộng)=(5x3)m.
- Các dầm ngang trong phạm vi lòng sườn vòm ống thép nhồi bê tông sẽ được treo lên sườn vòm bằng cáp treo. Các dầm ngang ngoài phạm vi lòng sườn vòm ống thép nhồi bê tông sẽ được đỡ bởi hai cột ống thép D1150x6mm nhồi bê tông được gắn trên sườn vòm BTCT và sườn vòm ống thép nhồi bê tông.
- Hệ khung ngang vòm gồm hệ giằng vòm phía trên, hệ khung “K”, và hệ khung “X” khóa chân vòm.
- Bản mặt cầu dạng lắp ghép dày 300mm, liên kết các bản lắp ghép bằng mối nối bê tông ướt được thi công đổ tại chỗ.
- Kết cấu dây treo: dạng bó sợi song song loại 55w7 và 61w7 kẹp đôi (tại một vị trí dây treo gồm 2 bó đặt cách nhau 0.4m). Khoảng cách giữa hai vị trí dây treo là 5m.
- Hệ cáp giằng chân vòm sử dụng 8 bó loại 37T15.2mm cho mỗi bên sườn vòm. Cáp giằng được lắp đặt nằm trên bản mặt cầu và được neo vào dầm ngang tại hai đầu cầu.
b) Kết cầu phần dưới
Trụ cầu chính dạng thân đặc bằng bê tông cốt thép, trên mặt cắt ngang gồm 2 thân tiết diện thân trụ 5x10m, đặt trên bệ cọc khoan nhồi đường kính D1500mm.
Chiều dài cọc từ 54.0m đến 62.0m tùy theo từng trụ
Bê tông dùng cho cọc khoan nhồi là loại bê tôngmác C30, cốt thép theo TCVN 1651:2008 là loại thép CB400-V có giới hạn chảy nhỏ nhất 400MPa, giới hạn bền nhỏ nhất 570Mpa.
2.1.2. Quy mô xây dựng cầu dẫn phía Nam:
a) Kết cấu phần trên
- Cầu nhánh phía Nam tốc độ thiết kế 40 Km/h.
- Cầu nhánh lên, xuống (nhánh trái và phải) phía Nam: Mặt cắt ngang có bề rộng 12.80m, chi tiết như sau:
- Mặt cắt ngang cầu dẫn phía Nam dạng dầm bản rỗng BTCT, bề rộng mặt trên dầm 12,6m, chiều rộng đáy dầm 6m, chiều cao dầm 1450mm, đường kính lỗ rỗng 0.75-0,95m.
- Sơ đồ nhịp cầu dẫn phía Nam: 1x34,95 sử dụng dầm Super T đúc sẵn, chiều dài L=34,95m.
+ Cầu nhánh trái sơ đồ nhịp:
(3x35)+(3x35)+(3x35+32)+(26,17+34,94+2x35)m, chiều dài L= 479,06 m sử dụng dầm bản rỗng đúc trên đà giáo cố định.
+ Cầu nhánh phải có sơ đồ:
(3x35)+(3x35)+(3x35+32)+(26,17+34,94+2x35)m, L=479,06m, sử dụng dầm bản rỗng đúc trên đà giáo cố định;
Trụ cầu dẫn phía Nam gồm 2 dạng: Tại vị trí chỉ có 1 tầng sử dụng kết cấu trụ gồm 1 cột BTCT có tạo vát thẩm mỹ đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi BTCT D1200mm; tại vị trí hai tầng sử dụng kết cấu trụ cổng gồm 2 cột BTCT liên kết với nhau bằng hệ dầm ngang. Dầm được đỡ trên hệ dầm ngang.
b) Kết cấu phần dưới
Số lượng, đường kính cọc và chiều dày bệ cọc của các mố, trụ được thống kê trong bảng sau. Chiều dài cọc từ 49.0m đến 61.5m tùy theo từng trụ
2.1.3. Quy mô xây dựng cầu dẫn phía Bắc:
a) Kết cấu phần trên:
- Cầu nhánh phía Bắc tốc độ thiết kế 50 Km/h.
- Cầu nhánh lên, xuống (nhánh 1 và 2) phía Bắc: Mặt cắt ngang có bề rộng (8.9-:-9.50)m, chi tiết như sau:
- Cầu dẫn phía Bắc: mặt cắt ngang có bề rộng 22.30m, chi tiết như sau
- Mặt cắt ngang cầu dẫn phía Bắc sử dụng dầm Super Tee BTCT DƯL, chiều dài dầm L=38.3 và 28.3m, chiều cao dầm h=1.75m. Chiều rộng cầu thay đổi từ 22.5m đến 46.96m.
- Sơ đồ nhịp cầu dẫn phía Bắc:
(39,15+2x40)+(2x40+30+40)+(4x40)+39,15m sử dụng dầm Super T đúc sẵn, chiều dài cầu L=468,9m.
- Trụ cầu dẫn phía Bắc gồm 2 dạng: Các trụ T1 đến T5 sử dụng trụ 1 thân, kích thước 1.5x4m vát góc, móng cọc khoan nhồi D=1.2m. Các trụ T7 đến T10 sử dụng trụ 2 thân, kích thước thân trụ hình bát giác 1,8x1,8m, móng cọc khoan nhồi D=1.2m. Trụ T6 sử dụng thân trụ 2 thân, kích thước trụ 1,5x4m dạng vát góc.
b) Kết cấu phần dưới
Trụ cầu dẫn phía Bắc gồm 2 dạng: Các trụ T0 đến T5 sử dụng trụ 1 thân, kích thước 1.5x4m vát góc. Các trụ T7 đến T10 sử dụng trụ 2 thân, kích thước thân trụ hình bát giác 1,8x1,8m. Trụ T6 sử dụng thân trụ 2 thân, kích thước trụ 1,5x4m dạng vát góc.Các trụ đặt trên móng cọc khoan nhồi D=1.2m.
Số lượng, đường kính cọc và chiều dày bệ cọc của các mố, trụ được thống kê trong bảng sau. Chiều dài cọc từ 49.0m đến 61.5m tùy theo từng trụ
Cầu nhánh 1&2
- Mặt cắt ngang cầu nhánh sử dụng dầm bản BTCT DƯL, chiều cao dầm h=1.45m. Chiều dài nhịp L=35m. Bề rộng dầmB=8,7-9,3m,, chiều rộng đáy dầm 4.5m, đường kính lỗ rỗng 0.95m.
- Cầu nhánh 1, sơ đồ nhịp (4x35)+(3x35)m sử dụng dầm bản rỗng đúc trên đà giáo cố định, chiều dài cầu L=245,55m. Cầu nhánh 2 sơ đồ nhịp (4x35)+(4x35)m, chiều dài cầu L=280,55, sử dụng dầm bản rỗng đúc trên đà giáo cố định;
- Trụ cầu tiết diện bát giác 1,8x1,8m, riêng các trụ gối mở rộng phần đỉnh trụ để bố trí các gối cầu. Trụ đặt trên móng cọc khoan nhồi D=1.2m
- Trụ cầu các nhánh 1 và 2 trụ đặc dạng 1 thân kích thước thân trụ hình bát giác 1,8x1,8m đặt trên móng cọc khoan nhồi D=1.2m. Các trụ nối giữa 2 liên dầm mở rộng phần đỉnh trụ để bố trí các gối cầu.
2.1.4. Giải pháp thiết kế tường chắn đầu cầu
- Tại hai đầu cầu, đoạn tiếp giáp với cầu sử dụng kết cấu tường chắn dạng hộp đổ tại chỗ có các tấm nắp BTCT lắp ghép để vừa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, vừa đảm bảo thẩm mỹ phù hợp với cảnh quan đô thị, kết hợp tường chắn trọng lực L và gờ chắn bánh. Chiều dài đoạn tường chắn được bố trí từ sau đuôi mố đến vị trí chênh cao so với đường đi bên khoảng 0,3m. Đoạn tiếp sử dụng gờ chắn bánh bê tông cốt thép.
Tường chắn sau mố M1 chính tuyến
- Tường chắn bằng BTCT, đoạn tường chắn dạng hộp dài 70,0m, tường chắn dạng L  dài 20,0m, gờ chắn bánh dài 58,0m.
Tường chắn sau mố M1T(P) nhánh cầu phía bắc.
- Tường chắn sau mố M1T bằng BTCT, đoạn tường chắn dạng hộp dài 50,0m, tường chắn dạng L dài 30,0m, gờ chắn bánh dài 42,0m.
- Tường chắn sau mố M1P bằng BTCT, đoạn tường chắn dạng hộp dài 10,0m, tường chắn dạng L dài 30,0m,  gờ chắn bánh dài 47,0m.
Tường chắn sau mố M2T(P) nhánh cầu phía nam
- Tường chắn sau mố M2T bằng BTCT, đoạn tường chắn dạng hộp dài 63,0m, tường chắn dạng L dài 24,0m, gờ chắn bánh dài 33,0m.
- Tường chắn sau mố M2P bằng BTCT, đoạn tường chắn dạng hộp dài 63,0m, tường chắn dạng L dài 24,0m,  gờ chắn bánh dài 23,2m.
2.1.5. Kết cấu phụ trợ
Giải pháp thiết kế tường chống ồn
Tường chống ồn được lắp đặt tại vị trí để có thể ngăn được luồng tiếng ồn có cường độ mạnh vào khu dân cư xung quanh.
Tường chống ồn có cấu tạo gồm các cột chống bằng thép hình liên kết trực tiếp với gờ lan can BTCT và các tấm chống ồn. Các cột được bố trí cách nhau 2m, chiều cao tường 2m.
Giải pháp thiết kế kết cấu bảo vệ trụ, dầm
Các cầu nhánh trái và phải cầu phía nam có 03 trụ (T22, T23, T24) nằm dưới sông ngoài phạm vi mép cảng hiện tại. Để đảm bảo an toàn bố trí kết cấu bảo vệ trụ và dầm trong phạm vi các trụ này
Kết cấu chống va xô được thiết kế như sàn cầu gồm hệ dầm dọc, dầm ngang, bản mặt cầu được đặt trên hệ cọc khoan nhồi D1000mm. Các tấm đệm tàu để giảm lực va của tàu lên kết cấu khi va vào sàn cầu sẽ được lắp đặt bên ngoài thành sàn cầu hướng ra sông. Hệ sàn sau khi hoàn thành vừa có tác dụng bảo vệ chống lại sự va xô của tàu thuyền qua lại đối với kết cấu trụ cầu vừa là nơi du khách có thể ngắm cảnh, chụp ảnh hay phục vụ cho các nhu cầu giải trí khác, và làm tăng mỹ quan đô thị.
2.1.6. Các kết cấu khác
Lan can: Gờ bê tông lan can được thiết kế với chiều cao đảm bảo các yêu cầu trong Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05; Lan can gồm 2 phần gờ bê tông cốt thép và tay vịn lan can cầu bằng thép mạ kẽm.
Lớp phủ mặt cầu: Lớp phủ mặt cầu dày 70mm gồm các lớp như sau: Lớp bê tông nhựa hạt mịn: t=70mm, và lớp phòng nước bằng màng dán dày 4mm.
Thoát nước: Đối với các ống thoát nước trên mặt cầu chính nước sẽ được thoát trực tiếp xuống dưới sông. Các ống thoát nước trên mặt cầu cầu dẫn ở mỗi bên được thu vào ống PVC D200mm chạy dọc dưới cánh dầm. Các ống này chạy về một số trụ, mố và sau đó dẫn xuống hệ thống thoát nước mặt đường dưới cầu. Hệ thống thoát nước được xử lý để vừa đảm bảo tính năng sử dụng và đảm bảo tính mỹ quan cho toàn công trình.
Đường đầu cầu sau đuôi mố: thu nước qua các ống thu nước dẫn và đổ xuống rãnh biên (tận dụng rãnh của dự án đang thi công, có làm lại nắp chịu lực, cắt thân rãnh) và thoát vào hệ thống.
Biển báo giao thông:
- Biển báo: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT”. Biển báo làm bằng tôn dán màng phản quang, chiều dày tối thiểu 3mm.
- Lớp phủ phản quang: Tất cả các loại biển báo hiệu đường bộ phải được dán màng phản quang theo TCVN 7887:2008 Màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ để thấy rõ cả ban ngày và ban đêm.
- Cột biển báo: Cột biển báo hiệu phải làm chắc chắn bằng ống thép có đường kính tối thiểu là 8cm và có kích thước đúng với bản vẽ thiết kế. Các đầu hở của cột biển báo phải được bịt lại tránh nước mưa lọt vào.
- Cột biển báo phải được sơn từng đoạn trắng, đỏ xen kẽ nhau và song song với mặt phẳng nằm ngang hoặc sơn vạch chéo 30 độ so với mặt phẳng ngang. Bề rộng mỗi đoạn sơn là 25cm - 30cm, phần màu trắng và phần màu đỏ bằng nhau.
Vạch sơn: Vạch tín hiệu giao thông kẻ trên mặt đường sử dụng loại sơn dẻo nhiệt phản quang có chiều dầy 3mm. Sơn có màu trắng hoặc vàng. Cấu tạo sơn dẻo nhiệt phản quang, yêu cầu vật liệu tuân theo tiêu chuẩn ngành TCVN 8791:2011.
Chiếu sáng:
- Bố trí chiếu sáng giao thông:
+ Trên cầu đoạn cầu dẫn phía bắc, mặt cầu rộng 21,5m bố trí các cột đèn chiếu sáng tròn côn cần đơn cao 10m đối diện hai bên thành cầu, cần đèn vươn 1,5m lắp đặt bộ đèn chiếu sáng LED-140W. Khoảng cách giữa các cột đèn chiếu sáng 35m/cột. Trên cầu đoạn cầu dẫn phía bắc, đoạn mặt cầu rộng từ trụ T6 đến trụ T11, bố trí các cột đèn chiếu sáng tròn côn  cần đơn cao 10m đối diện hai bên thành cầu, cần đèn vươn 1,5m lắp đặt bộ đèn chiếu sáng LED-183W. Khoảng cách giữa các cột đèn chiếu sáng 35m/cột.
+ Trên nhánh ram lên cầu và xuống cầu phía Bắc, mặt cầu rộng 8m, bố trí các cột đèn chiếu sáng tròn côn cần đơn cao 9m một bên cầu, cần đèn vươn 1,5m lắp đặt bộ đèn chiếu sáng LED-140W. Khoảng cách giữa các cột đèn chiếu sáng 35m/cột. Đối với cột 9m trên đường được lắp đặt trên móng cột MC9. Trên cầu chính bố trí các cột đèn chiếu sáng tròn côn cần đơn cao 10m đối diện hai bên thành cầu, cần đèn vươn 1,5m lắp đặt bộ đèn chiếu sáng LED-140W. Cột có tay bắt đèn chiếu sáng cho làn dành cho xe môtô và lề bộ hành, tay bắt lắp đặt bộ đèn chiếu sáng LED-55W.
+ Khoảng cách giữa các cột đèn chiếu sáng 35m/cột. Trên nhánh ram lên và xuống cầu phía Nam, mặt cầu rộng 12m, bố trí các cột đèn chiếu sáng tròn côn cao 10m so lên hai bên cầu với khoảng cách trung bình 45m/cột và 55m/cột. Các cột đèn được lắp đặt bộ đèn chiếu sáng LED-140W.
+ Tại khu vực gầm cầu, vị trí có các phương tiện lưu thông dưới cầu bố trí các bộ đèn pha chiếu sáng LED-140W bắt vào đáy dầm cầu nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông dưới cầu vào buổi đêm.
- Bố trí chiếu sáng mỹ thuật:
+ Dọc theo chiều dài hai bên cầu dẫn từ mố M1 đến trụ T11, bố trí các đèn chiếu sáng mỹ thuật Zaphir RGBW 66W tại hai bên trụ phía dưới bản cánh của dầm Super T qua bộ giá lắp đèn chiếu hắt xuống mặt ngoài cạnh dầm, vị trí các đèn xem trên bản vẽ mặt bằng chiếu sáng mỹ thuật. Tại các đèn cuối mỗi lộ (lộ điều khiển DMX) đều được nối với một điện trở có giá trị 120Ω vào đầu ra của dây DMX out.
+ Dọc theo chiều dài hai bên cầu chính, cầu dẫn nhánh 1 và nhánh 2 bố trí các đèn chiếu sáng mỹ thuật Parade S40 RGBW 49W phía dưới bản cánh của dầm liên tục qua bộ giá lắp đèn chiếu hắt xuống mặt ngoài cạnh dầm, khoảng cách trung bình giữa các đèn từ 2-:-5m/đèn và bố trí về 02 phía thượng lưu và hạ lưu cầu.
+ Tại 13 dây cáp treo ở giữa của cầu (26 dây cho 2 bên thượng lưu và hạ lưu cầu) có chiều dài lớn nên ở chân mỗi dây được bố trí 01 bộ đèn ONYX RGBW 310W chiếu hắt vào dây cáp treo, tại chân các dây cáp treo còn lại của cầu được bố trí 01 bộ đèn Coral RGBW 158W chiếu hắt vào dây cáp treo.
+ Tại vị trí chân của các cột cầu chính bố trí các bộ đèn Jade 16 RGBW 38W chiếu hắt vào cột làm sáng bừng vòm cầu về đêm.
+ Trên vòm cầu chính bố trí các bộ đèn Jade 9 RGBW 23W mặt ngoài cầu chiếu hắt vào thanh giằng vòm cầu làm sáng bừng vòm cầu về đêm.
+ Đối với các trụ cầu dẫn, mỗi trụ được bố trí các bộ đèn RUBY R RGBW 36W (các đèn bố trí xung quanh trụ), đèn được lắp đặt ở chân các trụ cầu chiếu hắt vào bề mặt trụ.
+ Đối với trụ cầu chính, mỗi trụ bố trí 12 bộ đèn Coral RGBW 158W (mỗi mặt chính trụ bố trí 6 đèn), đèn được lắp đặt vào đỉnh trụ chiếu hắt vào bề mặt dầm vòm.
+ Chủng loại đèn chiếu sáng mỹ thuật sử dụng các loại đèn LED RGBW phát ra ánh sáng đa sắc và ánh sáng đơn sắc màu trắng, màu sắc thay đổi tùy theo tín hiệu lập trình từ bộ điều khiển đặt bên trong tủ điều khiển chiếu sáng mỹ thuật tại đầu cầu theo nhiều ý tưởng khác nhau. Do tuyến đèn LED RGBW lắp dọc hai bên thượng lưu và hạ lưu cầu có khoảng cách dài, để giảm suy hao tín hiệu điều khiển chế độ hoạt động của đèn sử dụng các bộ khuếch đại tín hiệu cho mỗi bên, bộ khuếch đại tín hiệu này được đặt bên trong vỏ tủ bảo vệ (chi tiết xem bản vẽ thiết kế).
+ Các phần mềm điều khiển sẽ được viết lập trình và cung cấp đồng bộ kèm theo với hệ thống thiết bị đèn chiếu sáng mỹ thuật bởi nhà cung cấp vật tư.
+ Sau khi lắp đặt, trước khi cho hệ thống chiếu sáng mỹ thuật đi vào hoạt động, nhà thầu cần kiểm tra nghiêm ngặt để phát hiện ra lỗi trong quá trình lắp đặt.
An toàn giao thông: Bố trí đầy đủ hệ thống an toàn giao thông trên cầu, dưới cầu, đường gom, nút giao thực hiện bằng hệ thống các vạch sơn, biển báo với kích thước theo đúng quy định hiện hành.
Tác giả bài viết: VP TCT