Đăng lúc: Thứ hai - 27/08/2018 23:28 - Người đăng bài viết: Nguyen Huy

Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ

Đường Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến đường bộ cấp 1 đồng bằng ở phía Nam Hà Nội, cách đường 1A cũ 1,5 km về phía Đông. 

Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ

Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ

Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ có chiều dài 29 km, khởi công vào 20/7/2014, bắt đầu triển khai thu phí từ ngày 6/10/2015, được thực hiện dưới hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) và chia thành hai giai đoạn:
  • Giai đoạn 1: cải tạo, nâng cấp yếu tố bình đồ và mặt cắt dọc, kết cấu mặt đường chính tuyến đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe cơ giới; tận dụng đường hiện tại với bề rộng nền đường 25,0m
  • Giai đoạn 2: Xây dựng mở rộng hoàn chỉnh đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới; bề rộng nền đường 33,5m. Xây dựng đường gom song hành hai bên với quy mô đường cấp IV đồng bằng theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005 (bề rộng nền đường 6,50m).

Lễ khởi công dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ
 
Tổng mức đầu tư của dự án là 6.731,78 tỷ đồng, 100% là vốn tư nhân. Nhà đầu tư được lập trạm thu phí để tự hoàn vốn cho dự án với mức phí ban đầu từ 45.000 đồng đến 175.000 đồng. Lộ trình tăng phí 18%/ 3 năm. Thời gian thu phí dự kiến kéo dài trong 17 năm, 2 tháng, 18 ngày.

Bộ ba nhà đầu tư dự án được chỉ định là liên danh Công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát (Minh Phát), Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành (Phương Thành). Ba nhà đầu tư này sau đó thành lập doanh nghiệp dự án là Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (MPC).

Cienco1 là một trong ba cổ đông sáng lập của MPC với số vốn góp là 148 tỷ đồng, chiếm 18% vốn điều lệ. Cổ đông lớn nhất tại dự án có số vốn điều lệ lên tới 823 tỷ đồng này là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát (nắm 65% vốn điều lệ, giữ vị trí Tổng giám đốc), cổ đông nữa là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành sở hữu 17%. trong khi dự án có tổng mức đầu tư 6.731,7 tỷ đồng (gồm cả lãi vay).

Mục tiêu của dự án là nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ thành đường cao tốc để hình thành đoạn đầu từ Hà Nội đến Ninh Bình thuộc đường cao tốc phía Đông theo quy hoạch và đảm bảo nhu cầu khai thác.
 

Tác giả bài viết: VP TCT

Những tin mới hơn